Biện pháp tự nhiên chữa tăng huyết áp trong thai kỳ

Bệnh tăng huyết áp ảnh hưởng lớn đến phụ nữ mang thai

Ăn mặn, bị tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ không?

Hiểu để dùng đúng về thuốc điều trị tăng huyết áp

Vì sao người tăng huyết áp nên tập luyện mỗi ngày vào mùa Đông?

Chế độ ăn uống có thể cứu sống người tăng huyết áp

Có khoảng 15% phụ nữ mang thai có nguy cơ bị tăng huyết áp thai kỳ. 25% trương hợp sản phụ bị sinh non do tăng huyết áp. Khi bà bầu bị tăng huyết áp thì biến chứng nguy hiểm nhất có thể gặp là tiền sản giật và sản giật.

Tăng huyết áp thai kỳ có thể được chẩn đoán dựa vào trị số huyết áp đo được hoặc dựa vào sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi mang thai. Khi huyết áp trên 140/90mmHg thì được gọi là tăng huyết áp. Nếu huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg hoặc huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang thai thì cũng được gọi là tăng huyết áp thai kỳ.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tăng huyết áp

Khi bị tăng huyết áp thai kỳ, bà bầu có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau để ổn định huyết áp.

Cá hồi

Không chỉ có tác dụng giảm huyết áp, nguồn acid béo omega - 3 dồi dào trong cá hồi còn giúp tăng cholesterol tốt, giảm triglycerides và làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám động mạch. Ngoài ra acid béo omega – 3 cũng rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.

Acid béo omgega - 3 giúp giảm huyết áp

Tỏi

Tỏi là một cách thức tự nhiên để kiểm soát huyết áp trong thai kỳ. Tỏi giúp giảm cholesterol xấu, giúp hạ huyết áp. Nó cũng giảm bớt sự co thắt ở động mạch và làm ổn định nhịp tim.  

Cam

Nếu vẫn đang phân vân vấn đề tăng huyết áp nên ăn gì, có lẽ bạn nên thêm cam vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng là một cách an toàn để duy trì mức huyết áp luôn ổn định.

Bổ sung vitamin C giúp ổn định huyết áp

Ăn ít muối

Ăn quá nhiều muối có thể khiến huyết áp tăng cao và khiến bà bầu bị phù nề nặng hơn vì vậy bạn nên giảm muối trong khẩu phần ăn của mình.

Quản lý stress

Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể gây ra những thay đổi về thể chất và tâm  lý cho bà bầu. Nhiều nghiên cứu đã kết luận giảm stress tốt sẽ góp phần vào việc ổn định huyết áp. Do đó, bà bầu nên quản lý strees để giữ huyết áp ổn định.

Yoga

Theo các nhà khoa học, sau khi tập yoga trong vòng 12 tuần, huyết áp và mức cholesterol của người bệnh sẽ giảm. Yoga có khả năng điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, tăng cường lưu lượng tuần hoàn máu, cải thiện sức co bóp cơ tim, nâng cao sức chịu đựng của cơ tim trong điều kiện thiếu oxy. Tập luyện đều đặn sẽ làm nhịp tim giảm khoảng 10%, huyết áp giảm từ 15 - 25%, phòng ngừa tích cực bệnh tăng huyết áp.

Không phải ai bị tăng huyết áp cũng đều có những biểu hiện ra ngoài. Nhiều trường hợp phải đo kiểm tra mới phát hiện mình bị tăng huyết áp. Do đó, thai phụ cần đi khám thai đầy đủ, đúng kỳ hạn để được đo huyết áp. Nếu giữa các lần khám thai xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ bị tăng huyết áp thì cần đi khám lại.
Thanh Tú H+ (Theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch